Dầu ăn thải (used cooking oil – UCO) là dầu được sử dụng gồm dầu ăn và các phụ phẩm lẫn cặn thức ăn trong quá trình chiên rán. Nếu quản lý không đúng cách vô tình gây tác động xấu trực tiếp đến sức khỏe con người, sinh vật và môi trường sống của chúng ta. Môi Trường Á Châu tổng hợp tài liệu liên quan Dầu ăn thải: nhận diện, giải pháp thu hồi và hành trình chuyển hóa “nhiên liệu xanh”. Mời quý vị cùng tham khảo!
Dầu ăn thải (used cooking oil – UCO) là dầu được sử dụng gồm dầu ăn và các phụ phẩm lẫn cặn thức ăn trong quá trình chiên rán.
Sau khi sử dụng, vì đảm bảo an toàn và sức khỏe, phần dầu ăn này thường bị thải bỏ thay vì tái sử dụng. Bên cạnh đó, hoạt động thu hồi, tái chế hoặc xử lý dầu ăn thải phù hợp cũng còn hạn chế do thiếu các hướng dẫn cụ thể, các điểm thu hồi,...
• Hoạt động nấu ăn, chế biến thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn, các cơ sở chiên bánh, nem chả…; cửa hàng tiện lợi, hệ thống chuỗi đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và hộ gia đình.
• Trong quá trình sản xuất tại các nhà máy chế biến thực phẩm;
Ảnh: Dầu ăn thải - Nguồn ITN
1. Đối với sức khỏe con người
Dầu ăn, mỡ khi chiên rán ở nhiệt độ cao (thường trên 180 độ C) sẽ xảy ra các phản ứng hóa học, sinh ra các chất aldehyt, chất ôxy hóa, còn sinh ra chất gây ung thư có tên là benzopyrene... đều là những chất rất có hại cho sức khỏe. Nếu nấu ở nhiệt độ càng cao (như để cho dầu bốc cháy trên chảo), số lần nấu lại càng nhiều thì lượng chất độc hại sinh ra càng nhiều. Trong những chất độc hại đó, có những chất bay hơi ra không khí, gây ô nhiễm không khí, người hít phải cũng độc hại, có chất lại lắng lẫn vào trong dầu, mỡ thấm vào thức ăn, người ăn vào rất hại cho sức khỏe. Khi ăn phải chất độc hại trong dầu, mỡ này có thể thấy các triệu chứng: chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, thở khó, tim đập chậm, huyết áp tăng cao, người mỏi mệt, ăn nhiều trong thời gian dài có thể bị ung thư. (Trích nguồn nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng)
2. Ảnh hưởng thiết bị, hệ thống cấp thoát nước
Mặc dù có thể trông giống như chất lỏng chảy xuống cống khi đổ trực tiếp dầu ăn thải vào bồn rửa hoặc cống thoát nước. Nhưng khi nguội, chúng sẽ hóa rắn lại, tạo các mảng bám, tích tụ gây tắc nghẹt đường ống, ảnh hưởng hệ thống thoát nước, gây tốn kém và mất vệ sinh trong quá trình làm sạch lại đường ống. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 47% số vụ tràn cống vệ sinh do các loại chất béo và dầu tích tụ gây ra.
3. Ảnh hưởng đến môi trường
Ô nhiễm nguồn nước: Dầu ăn thải được xả ra môi trường nước, sẽ nổi trên bề mặt và gây nên hiện tượng nước bị nhiễm dầu. Từ đó, chúng cản trở quá trình trao đổi khí và gây chết các sinh vật, động thực vật sống trong và trên mặt nước, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt sử dụng hàng ngày.
Ô nhiễm đất: dầu ăn bị ngấm vào đất, rò rỉ xuống các mạch nước ngầm, tạo môi trường cho các vi sinh vật có hại phát triển, gây mùi và ô nhiễm đất.
Năm 2014, Iran công bố mức tiêu thụ dầu mỡ trên đầu người rơi vào khoảng 17 kg/năm.
Ở Địa Trung Hải, lượng dầu ăn thải tính trên đầu người là 4kg/năm.
Khoảng 16,54 triệu tấn dầu ăn thải ra hàng năm tại các nước sản xuất lớn nhất (Trung Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ, Châu Âu, Đài Loan, Canada và Nhật Bản).
Ở Châu Âu, khoảng 0,85 triệu tấn dầu ăn thải từ hộ gia đình và 0,8 triệu tấn từ hoạt động sản xuất, thương mại nói chung
… Và hàng triệu tấn dầu ăn đã qua sử dụng đang thải trực tiếp ra môi trường vẫn chưa thể thống kê.
1. Dầu ăn sau khi không còn có khả năng sử dụng, sau khi nguội, sẽ được lưu chứa trong các chai/thùng chứa có nắp vặn
2. Xe thu gom dầu ăn thải sẽ vận chuyển đến nhà máy tái chế
3. Tại nhà máy, dầu ăn thải được tái chế thành dầu diesel sinh học
4. Dầu diesel sinh học được phân phối làm nguồn nhiên liệu “xanh” cho các phương tiện giao thông, thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Ảnh minh họa: Dầu Diesel Sinh Học - Nguồn ITN
Dầu diesel sinh học (Bio Diesel Fuel - BDF) là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật hay mỡ động vật. Diesel sinh học nói riêng, hay nhiên liệu sinh học nói chung, là một loại năng lượng tái tạo, được sản xuất bằng cách pha khoảng 10% metanol vào dầu thực vật và dùng thêm một số chất xúc tác khác.
Dầu diesel sinh học được sử dụng như một loại nhiên liệu thay thế cho dầu diesel thông thường mà không cần phải cải biến động cơ để phù hợp.
Thay thế bền vững - sản phẩm thân thiện với môi trường cho dầu diesel khoáng - loại nhiên liệu tinh chế từ dầu mỏ là nguồn tài nguyên hóa thạch không tái tạo đang có nguy cơ cạn kiệt.
Giảm lượng khí thải như muội than, phát thải hạt bụi, cũng như phát thải HC và giảm, hạn chế lượng CO2 trong khói thải. Là nhiên liệu sinh học có thể phân hủy sinh học.
Bảo vệ môi trường bằng cách thu gom dầu ăn đã qua sử dụng và tái chế nó một cách thích hợp. Ngăn ngừa giảm thiểu các mầm gây bệnh cho con người và động vật từ việc sử dụng dầu ăn thải loại.
1. Không đổ trực tiếp dầu ăn vào thùng rác thải hoặc đổ xuống bồn rửa, bồn cầu, cống thoát nước, đất,…
2. Lưu trữ dầu ăn vào chai/lọ rỗng có nắp, thu gom dần đến khi đầy, có thể cho vào thùng rác thải sinh hoạt.
3. Nếu lượng dầu ăn quá ít có thể thấm dầu bằng giấy ăn trước khi bỏ cùng rác thải sinh hoạt.
Ảnh: Dầu ăn thải lưu trong thùng chứa có nắp vặn - Nguồn ITN
Chúng tôi tự hào là đơn vị trực tiếp tái sử dụng vải vụn thành vải lau công nghiệp. Mỗi năm, hơn 5000 tấn vải lau từ vải vụn tái sử dụng được cung ứng ra thị trường.
Từ năm 2020 mỗi tháng hơn 10.000 tấn chất thải may mặc được tư vấn quản lý bằng các giải pháp “không chôn lấp”.
Đối với những loại chất thải công nghiệp không còn giá trị tái chế hoặc tiềm năng tái chế thấp được Môi Trường Á Châu tiền xử lý (cắt, nghiền) phù hợp trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than, dầu,…) cấp trực tiếp cho các nhà máy xi măng – hay còn gọi là phương pháp “đồng xử lý”.
Đối với dầu ăn thải, Môi Trường Á Châu đang tìm kiếm những đơn vị đồng hành tham gia cung cấp giải pháp tái chế bền vững trong chuỗi quá trình thu hồi – thu gom – vận chuyển – tái chế thành nhiên liệu thay thế.
Trong giai đoạn tiếp theo, Môi Trường Á Châu mong muốn cùng các bên tiếp tục chung tay cùng cộng đồng và đồng hành sâu rộng cùng các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân ,… và các dự án môi trường nói chung và các hoạt động tái chế bền vững nói riêng.
Nguồn: Môi Trường Á Châu