Với mục đích đẩy mạnh công tác truyền thông về trách nhiệm mở rộng sản xuất (EPR) của các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguyên liệu nhựa, tái chế, thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ,... nhằm giảm thiểu chất thải nhựa hướng tới sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, Ngày 12/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Vụ Pháp chế, Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia tổ chức “Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa” tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
“Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa” tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
Hội nghị có sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu nhựa, bao bì, các doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải, phóng viên, cơ quan thông tấn báo chí.
Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ: Nhà sản xuất, nhập khẩu được phải có trách nhiệm về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm hay hàng hóa đó, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ. EPR là một công cụ kinh tế tuần hoàn theo nguyên tắc thị trường và là một cách tiếp cận chính sách mới nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính để xử lý vấn đề chất thải, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế, đem lại cơ hội kinh tế, việc làm cho xã hội và giúp Chính phủ các nước đạt được các mục tiêu phát triển biền vững.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường cho biết trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường trong đó trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhập khẩu một loại sản phẩm nào đó được mở rộng tới giai đoạn sản phẩm hay hàng hóa đó được thải bỏ. Nhà sản xuất, nhập khẩu được yêu cầu có trách nhiệm về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm hay hàng hóa đó, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ. EPR là một công cụ kinh tế tuân theo nguyên tắc thị trường và là một cách tiếp cận chính sách mới nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính để xử lý vấn đề chất thải, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế, đem lại cơ hội kinh tế, việc làm cho xã hội và giúp Chính phủ các nước đạt được các mục tiêu về môi trường.
“Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa” tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
Theo ông Vũ Minh Lý Từ năm 2021 đến nay, sau khi Luật BVMT 2020 được ban hành và có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẩn trương tổ chức nhiều Hội thảo, tập huấn để phổ biến các nội dung về EPR để các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhập khẩu tiếp cận, nắm bắt và thực hiện những quy định này. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu tìm hiểu và tiếp cận về EPR và kinh tế tuần hoàn hiện nay vẫn là rất lớn; một số Hiệp hội và doanh nghiệp chưa biết và chưa được tiếp cận với vấn đề này. Chính vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn đang tiếp tục phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, các ngành hàng tổ chức các hội nghị, hội thảo với quy mô khác nhau để phổ biến thông tin, hỗ trợ giải đáp để các nhà sản xuất nhập khẩu thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Đồng thời phát động triển khai các chương trình, cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong giảm thiểu nhựa và tìm kiếm những sáng kiến, giải pháp và mô hình trong thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Tại Hội thảo, đại diện Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia; Vụ Pháp chế; Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường và Hiệp hội Tái chế chất thải đã có báo cáo chia sẻ, giới thiệu các quy định chi tiết về EPR theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết; hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đăng ký, kê khai, báo cáo trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và kê khai trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải; Quản lý chất thải nhựa theo các quy định về kinh tế tuần hoàn và đồng thời, trực tiếp trao đổi, giải đáp nhiều lượt câu hỏi của các hiệp hội và doanh nghiệp liên quan đến trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý chất thải đặc biết là chất thải nhựa.
Việc thực hiện tốt quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) sẽ là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế và giúp các quốc gia trong đó có Việt Nam sớm đạt được các mục tiêu về môi trường và phát triển bền vững trong tương lai.
Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường " Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bình Dương", đăng ngày 14/08/2024, xem tại link " https://www.monre.gov.vn/Pages/hoi-nghi-truyen-thong-nang-cao-trach-nhiem-mo-rong-cua-nha-san-xuat,-nhap-khau-nham-giam-thieu-chat-thai-nhua-tai-tinh-binh-duong.aspx?cm=M%C3%B4i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng", cập nhật ngày 15/08/2024