Hướng dẫn sơ bộ cách viết báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo Thông tư 43/2015/TT-BTNMT

Thứ 3, 13/11/2018, 03:42 GMT+7

Với mong muốn Doanh nghiệp có thể tự viết báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ, từ đó hiểu được những tác động của hoạt động sản xuất tại cơ sở lên môi trường và có các biện pháp khắc phục kịp thời. Môi Trường Á Châu hướng dẫn sơ bộ cách viết báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ gửi đến Quý Doanh nghiệp.

Tin liên quan:  

Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất 

Quy định về lập báo cáo giám sát môi trường theo thông tư 43/2015/TT-BTNMT 

Chi phí lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ trọn gói

Báo cáo kết quả quan trắc môi trường, bao gồm: báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo đợt và báo cáo tổng hợp năm (đối với quan trắc định k)

Dưới đây là Hướng dẫn sơ bộ cách viết Báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo từng đợt theo Biểu A1 Phụ lục V Thông tư 43/2015/TT-BTNMT

******************************

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình vẽ

Danh sách những người tham gia: kẻ bảng gồm có 3 mục chính: Đại diện cơ sở; Đơn vị tư vấn; Đơn vị đo đạc (theo mẫu đính kèm)

Đơn vị tham gia

Người tham gia

Chức vụ

Vai trò

Chủ cơ sở: Công ty A

Ông: Nguyễn …

Tổng giám đốc

Chịu trách nhiệm chính

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV SX TM DV Môi trường Á Châu

Bà: Nguyễn Thị Thúy Ngân

Phó Giám đốc

Hỗ trợ thực hiện

Ông: Trần Long Khánh

TP.Tư vấn

Bà: Lê Hoàng Giang

Nhân viên

Bà: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Nhân viên

Đơn vị đo đạc, phân tích:

Công ty B

Bà:

Phó Giám Đốc

Phụ trách lấy mẫu, phân tích mẫu môi trường

Bà:

Nhân viên

Ông:

Nhân viên

 

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

- Giới thiệu chung về nhiệm vụ quan trắc (căn cứ thực hiện, phạm vi nội dung các công việc, tần suất thực hiện, thời gian cần thực hiện).

Căn cứ theo luật

Phạm vi các công việc là quan trắc những môi trường gì, tần suất thực hiện theo hồ sơ môi trường của công ty là mấy lần/năm, khi đó sẽ chia thời gian thực hiện phù hợp (2 lần thì sẽ ghi thời gian quan trắc từ 01/01 đến 30/06; 01/07 đến 31/12; tương tự với 4 lần hoặc 1 lần)

- Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (Phụ lục 1); Sơ đồ công nghệ, hoạt động phát sinh chất thải (*).

Trình bày quy trình sản xuất (thuyết minh quy trình nếu có)

Hoạt động phát sinh chất thải bao gồm nước thải và chất thải rắn (nguồn phát sinh, số lượng, biện pháp giảm thiểu)

- Đơn vị tham gia phối hợp (ghi rõ các chứng chỉ kèm theo: ISO, Vilas, VMCERT - giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc.). (đơn vị tư vấn và đơn vị đo đạc)

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC

2.1. Tổng quan vị trí quan trắc

- Giới thiệu sơ lược phạm vi thực hiện của nhiệm vụ (địa bàn thực hiện quan trắc).

Phạm vi thực hiện của nhiệm vụ: Quan trắc môi trường tác động: mẫu AAA thuộc CÔNG TY B có địa điểm thực hiện quan trắc: CCC và được thực hiện quan trắc vào ngày DDD

- Kiểu/loại quan trắc: quan trắc môi trường tác động/quan trắc môi trường nền/ quan trắc chất phát thải (dựa vào các mẫu lấy sẽ chọn loại quan trắc)

- Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, địa điểm và vị trí thực hiện quan trắc.

Cơ sở thuộc khu vực quận/huyện nào thì sẽ tóm lược ở khu vực đó

- Bản đồ/ sơ đồ minh họa điểm quan trắc. Thường sẽ chọn điểm công ty đó trên bản đồ (google map) sau đó chụp màn hình lại (chụp rõ có các vị trí tiếp giáp xung quanh)

2.2. Danh mục các thông số quan trắc theo đợt

- Giới thiệu danh mục các thông số quan trắc trong đợt, trình bày thông số theo nhóm và thành phần môi trường.

Bảng 1. Danh mục thành phần, thông số quan trắc (dựa vào phiếu Kết quả)

Thành phần môi trường: không khí, đất, nước, khí thải,… Cơ sở quan trắc những thành phần môi trường nào thì trình bày cụ thể và được chia thành từng nhóm phù hợp: nhóm vi sinh, hóa lý, hữu cơ..

STT

Nhóm thông số

Thông số

I.

Thành phần môi trường

1

Nhóm thông số 1

 

 

…..

 

II.

Thành phần môi trường ...

 

1

Nhóm thông số 1

 

 

…..

 

2.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm (được đính kèm của đơn vị đo đạc – form có sẵn)

2.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu (được đính kèm của đơn vị đo đạc – form có sẵn)

2.5. Danh mục phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm (được đính kèm của đơn vị đo đạc – form có sẵn)

2.6. Mô tả địa điểm quan trắc

Mô tả vắn tắt về các địa điểm quan trắc.

Bảng 6. Danh mục điểm quan trắc

STT

Tên điểm quan trắc

Ký hiệu điểmquantrắc

Kiểu/loại quan trắc

Vị trị lấy mẫu

Mô tả điểm quan trắc

Kinh độ

Vĩ độ

I

Thành phần môi trường...

1

Điểm quan trắc 1

Kí hiệu 1

Quan trắc môi trường nền

106o08.465’

21o12.881’

Điểm gần nhà máyA

3

….

 

 

 

 

 

II

Thành phần môi trường...

1

Điểm quan trắc 1

 

 

 

 

 

3

…..

 

 

 

 

Chú ý: - Tọa độ: theo VN 200: có ghi trong phiếu kết quả quan trắc quy đổi X;Y

- Mô tả điểm quan trắc: mô tả sơ bộ vị trí, mục đích, ý nghĩa của điểm quan trắc (quan trắc ở khu vực nào, mục đích và ý nghĩa  gì?

 Ví dụ: Ống thoát khí thải sau HTXL bụi của xưởng cán luyện. Mục đính: theo dõi chất lượng khí thải phát thải. Ý nghĩa: quản lý, xử lý khí thải phát sinh đạt hiệu quả, đảm bảo quy định.)

2.7. Thông tin lấy mẫu

Giới thiệu sơ lược về điều kiện lấy mẫu tại hiện trường.

Bảng 7. Điều kiện lấy mẫu

STT

Ký hiệu mẫu

Ngày lấy mẫu

Giờ lấy mẫu

Đặc điểm thời tiết

Điều kiện lấy mẫu

Tên người lấy mẫu

I

Thành phần môi trường nước

1

Mẫu 1

12/03/2014

8h15

Trời nắng

Nước cạn

Nguyễn Văn A

Mẫu ...

 

 

 

 

 

II

Thành phần môi trường không khí

1

Mẫu 1

 

 

 

 

 

Mẫu ...

 

 

 

 

 

2.8. Công tác QA/QC trong quan trắc (được đính kèm của đơn vị đo đạc – form có sẵn)

CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC

Phần nhận xét đánh giá bao gồm các thông tin cơ bản như sau:

- Đánh giá về các số liệu và kết quả quan trắc của đợt theo từng khu vực và từng thành phần môi trường quy định trong chương trình quan trắc đã được phê duyệt so sánh với các QCVN và TCVN hiện hành. So sánh kết quả các điểm quan trắc môi trường nền và các điểm quan trắc tác động/các điểm quan trắc chất phát thải (nếu có).

- Vẽ biểu đồ và nhận xét sơ bộ về chất lượng môi trường theo không gian của từng thành phần môi trường (các biểu đồ có dạng cơ bản như dạng cột, dạng đường…). Thống kê các điểm quan trắc có thông số vượt quy chuẩn và các vấn đề bất thường nếu có (sơ bộ giải thích nguyên nhân).

Phần này vẽ biểu đồ kết quả kèm theo quy chuẩn so sánh để đánh giá chất lượng môi trường, những thông số không thể hiện được trên biểu đồ thì kẻ bản ghi kết quả, nhận xét ngắn gọn

CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC ĐỢT QUAN TRẮC (được đính kèm của đơn vị đo đạc – form có sẵn)

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

- Đánh giá kết quả thực hiện đợt quan trắc về tiến độ và thời gian thực hiện, mức độ và kết quả áp dụng QA/QC trong quan trắc theo đúng quy định hiện hành.

- Nhận xét, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống, công trình xử lý nước thải, khí thải (*).

- Đánh giá chung về chất lượng môi trường theo từng thành phần quan trắc.

- Đánh giá chất lượng môi trường khu vực sản xuất và môi trường xung quanh (*).

- Nhận xét, đánh giá về các chất phát thải có đảm bảo QCVN và TCVN hiện hành hay không (*).

5.2. Các kiến nghị

Đề xuất các kiến nghị

PHỤ LỤC

- Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc đợt.

- Phụ lục 3: Phiếu trả kết quả phân tích mẫu, có dấu của đơn vị thực hiện quan trắc (đối với các đơn vị có thuê bên tư vấn thực hiện phân tích mẫu).

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ

1. Tên doanh nghiệp

2. Loại hình sản xuất chính: nếu đã trình bày ở chương 1 thì chỉ ghi ngắn gọn loại hình sản xuất

3. Diện tích (ha)

4. Tình trạng hệ thống xử lý khí thải: trường hợp không có thì ghi không có

5. Tổng lượng nước thải (m3/năm): ước lượng giá trị trung bình theo hóa đơn

6. Tình trạng lập báo cáo quan trắc môi trường: trong năm cơ sở đã lập bao nhiêu lần vào thời gian nào

Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc đợt

Tổng hợp các kết quả theo phiếu kết quả kiểm nghiệm

Đặc trưng của BCQT là kết quả được thể hiện bằng biểu đồ trường hợp thông số chênh lệch nhiều và không phát hiện được kết quả thì thể hiện ở bảng

-Môi Trường Á Châu-

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc