Vào ngày 21/02/2024, nhằm tăng cường công tác quản lý và giảm thiểu tỷ lệ chôn lấp chất thải sinh hoạt trên địa bàn. UBND huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND về việc thực hiện Phân loại, thu gom, tái chế chất thải sinh hoạt đối với vỏ hộp sữa tại các Trường Tiểu học và Trường Mầm non trên địa bàn huyện Phong Điền. Chương trình triển khai tại 48 Trường Mầm non và Tiểu học.
Ước tính khoảng 15 tỉ vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng (tương đương 150.000 tấn) mỗi năm tại Việt Nam (theo báo cáo năm 2018 được chia sẻ bởi Báo Tài Nguyên & Môi Trường). Năm 2020, ước tính tại Thủ đô Hà Nội, trung bình mỗi ngày có trên 1 triệu trẻ em uống sữa, phát sinh ra ít nhất 1 triệu vỏ hộp sữa tương đương với 10 tấn rác thải mỗi ngày.
Nếu không được phân tách riêng để tái chế hoặc xử lý phù hợp, vỏ hộp sữa lúc này sẽ trở thành "rác chết" đi vào các bãi chôn lấp hoặc thải bỏ ra môi trường. Trong khi 100% vỏ hộp giấy (thành phần khoảng 75% bột giấy, 21% polymer và 4% nhôm) có thể tái chế, giúp giảm lượng rác thải, tránh lãng phí nguồn tài nguyên và góp phần sử dụng nguồn nguyên liệu giấy một cách bền vững.
Xem thêm: Chương Trình Thu Gom Vỏ Hộp Giấy Tái Chế (Vỏ Hộp Sữa, Vỏ Hộp Nước Trái Cây, ...)
Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức phát động toàn thể học sinh, giáo viên, cán bộ tại các trường học tham gia Chương trình phân loại, thu gom, tái chế chất thải sinh hoạt đối với vỏ hộp sữa đã qua sử dụng tại các Trường Mầm non, Tiểu học trên địa bàn huyện nhằm:
Vỏ hộp sữa được thu hồi, tái chế góp phần tích cực trong tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng, gián tiếp giảm một phần rác thải tái chế đi vào bãi chôn lấp và áp lực xử lý rác thải đầu cuối.
Hiện tại trên toàn huyện Phong Điền có 22 Trường Tiểu học và 26 Trường Mầm non. Ước tính lượng vỏ hộp sữa phát sinh gần 3,6 triệu vỏ hộp sữa/năm (tương đương khoảng 32,8 tấn).
Các trường học tại huyện Phong Điền bàn giao vỏ hộp sữa
Các em học sinh tích cực trong hoạt động phân loại, thu gom vỏ hộp sữa
Theo Kế hoạch, vỏ hộp sữa tại các Trường học sau khi được phân loại, thu gom, xử lý được Công ty TNHH MTV SX TM Dịch vụ Môi trường Á Châu thu gom, vận chuyển để tái chế. Ngoài vỏ hộp sữa, Công ty Môi trường Á Châu khuyến khích các trường tập trung phế liệu các loại có thể tái chế khác như: sách, báo cũ (hỏng), thùng carton, lon nhôm, đồ nhựa,...
Vỏ hộp sữa và phế liệu có thể tái chế được thu gom theo tần suất cố định.