Thay mới, dọn nhà, không ít các hộ gia đình, bạn trẻ thở dài, băn khoăn khi không biết sẽ xử lý các món đồ hư cũ như thế nào? Chúng thuộc loại rác nào? Đơn vị nào thu gom? Đơn giá ra sao? Cuối cùng, giữ không được, vứt cũng không xong!
Đó là câu chuyện mà Môi Trường Á Châu mong muốn cùng chia sẻ thêm thông tin và chung tay tháo gỡ một phần cùng người dân và các bạn đọc.
Tên gọi rác thải cồng kềnh (hay chất thải rắn cồng kềnh, rác thải quá khổ, rác thải kích thước lớn,…) thực ra xuất phát từ chính đặc trưng của các loại rác thải này, vì có kích thước, bề dày lớn, ví dụ như giường, tủ, bàn ghế, nệm, sofa, gỗ, nhựa…
Chính vì thế, những loại rác này rất khó xếp lên xe vận chuyển cũng như quá trình cuốn ép, chôn lấp… theo quy định.
Các loại rác thải thường gặp:
Sản phẩm thời trang: Quần áo, giày dép, túi xách, nón (mũ), ba lô, túi xách,…cũ
Rác thải cồng kềnh khác:
Hình ảnh quần áo cũ và các loại rác thải cồng kềnh thường gặp (ghế sofa, nệm, tủ, bàn ghế, ...)
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, lượng rác thải xây dựng, rác cồng kềnh chiếm khoảng 20% rác thải sinh hoạt. Như vậy, với hơn 9.300 tấn rác sinh hoạt phát sinh mỗi ngày thì lượng rác cồng kềnh và rác thải xây dựng chiếm hơn 1.800 tấn/ngày và còn tiếp tục tăng trong tương lai.
Bên cạnh các lý do như lỗi mốt, hư cũ thì ngày nay, không gian sống ngày càng được chú trọng, công nghệ và nhu cầu tiêu dùng tăng cao, người dân càng dễ dàng tiếp cận với đồ dùng, quần áo, đồ nội thất, … để tân trang, thay thế và cải thiện không gian sống thuận lợi hơn trước kia với tốc độ gần như tích tắc. Đồng nghĩa, lượng rác thải phát sinh cũng nhiều hơn.
Một số lý do có thể kể đến:
Chắc hẳn ít nhất một lần chúng ta bị các cô chú thu gom rác từ chối thu gom những món đồ quá lớn! Nhiều người dân được ghi nhận ý kiến đều cho biết rất muốn tìm nơi thu gom, vứt các món đồ đi đúng quy định.
Do đặc trưng của rác thải cồng kềnh là kích thước lớn nên không phù hợp với các xe thu gom rác hiện nay. Bên cạnh đó, do không tìm được đơn vị thu gom, bất đặc dĩ, một số điểm tập kết rác thải cồng kềnh tự phát (trên các vỉa hè, lòng đường, sông, hồ, ao, …) đã xuất hiện, làm mất mỹ quan đô thị, tạo các chướng ngại vật ảnh hưởng đến giao thông, khó khăn cho công tác thu gom và ô nhiễm môi trường.
Hình ảnh quần áo cũ và nệm bị vứt bỏ (Nguồn: Môi Trường Á Châu)
Các quy định pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể và thống nhất, việc thu gom loại rác cồng kềnh hiện nay phụ thuộc vào hướng dẫn riêng của từng địa phương. Trong đó, người dân chủ động liên hệ thỏa thuận thu gom với các đơn vị thu gom rác địa phương. Nhưng không phải mọi loại rác thải đều được thu gom vì các đơn vị rất hạn chế nhận rác thải cồng kềnh do xe thu gom kích thước nhỏ, tốn nhiều công sức tháo dỡ, đặc biệt là các loại rác kích thước lớn, khó tháo dỡ như tủ, giường, sofa, nệm,…
Người dân nếu muốn bỏ các loại rác này đều phải thực hiện tháo dỡ, đập nhỏ, giảm kích thước, … tuy nhiên, các công việc này lại không hề dễ dàng, mà tốn khá nhiều công sức.
Về lâu dài các địa phương đang có kế hoạch ban hành các hướng dẫn cụ thể hơn để triển khai tiếp nhận, vận chuyển và xử lý rác thải cồng kềnh phù hợp.
Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải có thể tự vận chuyển hoặc tự thỏa thuận với chủ thu gom, vận chuyển CTRSH để yêu cầu dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh đến nơi tiếp nhận. Nơi tiếp nhận là điểm hẹn, trạm trung chuyển CTRSH hoặc điểm tiếp nhận chất thải rắn cồng kềnh do chủ thu gom, vận chuyển CTRSH phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định và công bố.
Trường hợp chất thải rắn cồng kềnh sau khi tháo rã, giảm thể tích có thể chứa trong thùng 660 lít thì có thể thu gom ra điểm hẹn. Các trường hợp khác, chất thải rắn cồng kềnh có thể được tháo rã và giảm thể tích trước hoặc sau khi chuyển đến trạm trung chuyển CTRSH hoặc điểm tập kết chất thải rắn cồng kềnh do chủ thu gom, vận chuyển CTRSH phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định và công bố. Chất thải rắn cồng kềnh được vận chuyển, xử lý như CTRSH. Công tác thu gom,
vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh từ điểm tập kết chất thải rắn cồng kềnh đến cơ sở xử lý chất thải do chủ thu gom, vận chuyển CTRSH phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định, được thực hiện định kỳ ít nhất 01 lần/tháng và được Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào nội dung đấu thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ vận chuyển CTRSH trên địa bàn quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải phải trả giá dịch vụ tháo rã, thu gom chất thải rắn cồng kềnh từ nơi phát sinh vận chuyển đến nơi tiếp nhận theo giá tự thỏa thuận với đơn vị cung ứng dịch vụ.
Căn cứ theo Quyết định số 12/2019 của UBND TP.HCM quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP và Quyết định 09/2021/QĐ-UBND về sửa đối, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo tại Quyết định 12/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Mời Quý vị bạn đọc xem về phương án thu gom, xử lý các loại quần áo cũ, rác thải cồng kềnh trong bản tin tiếp theo.