Vì sao ngày 13/10 được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam và lá thư Bác Hồ gửi đến giới Công Thương Việt Nam năm 1945!

Thứ 6, 13/10/2023, 15:56 GMT+7

" ...Chính phủ Nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng...". Đó là nội dung Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư gửi các giới Công - Thương Việt Nam”, đăng trên báo Cứu Quốc, số 66, ngày 13/10/1945.

Dù chỉ hơn 200 chữ, bức thư của Bác gửi giới doanh nhân Việt Nam 7 thập kỷ trước thực sự đã trở thành văn kiện đầu tiên của Đảng và Nhà nước về vai trò và sứ mệnh của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời đây cũng là lời kêu gọi thi đua ái quốc đầu tiên Bác dành cho giới doanh nhân.

Vì sao ngày 13/10 được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam?

Ngày 13-10-1945, khi giới doanh nhân tập hợp lại thành lập “Công Thương cứu quốc đoàn” và gia nhập Mặt trận Việt Minh, Bác đã viết thư động viên, cổ vũ.
Bác Hồ đã viết: “ ...Chính phủ Nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng. Vậy, tôi mong giới công thương nỗ lực khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập công thương cứu quốc đoàn, cùng đem vốn vào làm công cuộc ích quốc lợi dân".

Thực hiện tâm thư của Bác và tiếp tục phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp nhân dân trong xã hội góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 20/9/2004 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm  là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

Nhân dịp chào mừng Ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10, Môi Trường Á Châu trân trọng chia sẻ nội dung Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đồng thời, Môi Trường Á Châu xin gửi lời chúc mừng đến tất cả các Nhà lãnh đạo, Doanh nhân, ...! Kính chúc Quý vị sức khỏe, hạnh phúc, chân cứng đá mềm trước các thách thức - cơ hội của từng thời kỳ, trân trọng tri ân những đóng góp không ngừng nghỉ hướng đến mục tiêu thịnh vượng, phát triển bền vững từ tất cả Quý Nhà lãnh đạo, Doanh nhân,...!

Lá thư Bác Hồ gửi đến giới Công – Thương Việt Nam (13.10.1945)

Một số ảnh tư liệu Chủ Tịch Hồ Chí Minh thăm, gặp gỡ cán bộ, công nhân,... trong công cuộc kiến thiết đất nước sau năm 1945:

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ, công nhân Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) ngày 19-5-1955. Ảnh tư liệu.

Ngày 21/12/1954, Bác Hồ về thăm ngành Điện

       Ngày 21/12/1954, Bác Hồ về thăm ngành Điện

Hồ Chủ tịch thăm Nhà máy diêm Thống Nhất những năm đầu khôi phục kinh tế (1956). Ảnh: Tư liệu

Hồ Chủ tịch thăm Nhà máy diêm Thống Nhất những năm đầu khôi phục kinh tế (1956). Ảnh: Tư liệu

Hồ Chủ tịch về thăm Nhà máy Dệt 8-3 (1965)

Hồ Chủ tịch về thăm Nhà máy Dệt 8-3 (1965)

        Bác Hồ về thăm Khu Gang thép Thái Nguyên năm 1964

     Bác Hồ về thăm Khu Gang thép Thái Nguyên năm 1964

Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Mới đây, ngày 21/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025. Trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cả nước có 1,5 triệu doanh nghiệp, đóng góp 65-70% GDP cả nước.

Ngày 10/10/2023, Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Mục tiêu hướng đến phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Nhiệm vụ và giải pháp:

1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước
2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến
3. Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới
4. Xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
5. Tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng
6. Phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp
7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân

Nguồn: 

https://socongthuong.sonla.gov.vn/ky-yeu/nganh-cong-thuong-viet-nam-nho-nhung-lan-bac-ho-ve-tham-710532

https://vtv.vn/thu-vien-anh/bac-ho-voi-ngay-quoc-te-lao-dong-15-20140823135213803.htm

Biên tập: Môi Trường Á Châu

Ý kiến bạn đọc